– Được “ăn ngon mặc đẹp”, được đón tiếp nồng hậu, công việc thì nhẹ nhàng, lại có cơ hội kết bạn, việc bê tráp thuê cho các đám cưới đã đè bẹp quan niệm “mất duyên” truyền thống…
Sinh viên bê tráp kiếm tiền
Mai Công Kiên (phường Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội) sinh viên năm thứ 4 Học Viện hành chính Quốc gia cùng nhóm bạn lập dịch vụ bê tráp lễ hỏi, trang trí xe hoa.
Mùa cưới, Công Kiên phải sắp xếp lịch liên tục để tránh không trùng với thời gian học trên lớp. Hơn nữa, “nhiều đơn đặt hàng, nhưng thường bị trùng ngày quá nhiều vì chọn ngày đẹp, ngày làm không hết việc có ngày ngồi chơi”.
Hiện có rất nhiều trung tâm dịch vụ bê tráp cưới hỏi do sinh viên lập ra như An Đức (Cầu Diễn), Hương Ly (Đống Đa) … Giá các dịch vụ này dao động từ 70 – 80.000 đồng/người/ ca. Anh Trần Đức (An Đức) cho hay dịch vụ này không vi phạm pháp luật, “mà lại cho mình kinh nghiệm kinh doanh, làm việc, trở nên năng động hơn”.
Các nhóm sinh viên này khai thác triệt để hình thức dịch vụ quảng cáo, rao vặt qua mạng internet, ngoài ra còn phát tờ rơi, dựa vào nguồn bạn bè giới thiệu… Khách hàng không chỉ có khu vực Hà Nội mà khách địa phương các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây cũ…
“Như cái máy thôi”
Ngoài những lợi thế của công việc này như không mất nhiều thời gian, sức lực, thì một điểm hấp dẫn nhiều bạn trẻ làm công việc này là những phong bao lì xì theo tục lệ cưới hỏi.
Nguyễn Thị Thái Hà (lớp KH7G – Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội) cho biết: “Tuy mới làm nghề được thời gian ngắn nhưng được giao lưu với rất nhiều thanh niên các bạn trường khác, tỉnh khác, vì thế trở thành bạn bè thân thiết. Dù làm nghề coi là “bán duyên”, nhưng không ít người sau khi bê tráp đã tìm được tình yêu cho mình vì có cơ hội giao lưu, nói chuyện”.
Tuy nhiên trong quá trình làm việc, nghề “bán duyên kiêm luôn cả nghề đóng giả người thân. Có gia đình khuyết thiếu người thân, họ cũng đề nghị thuê người thân trong ngày trọng đại cho đúng lễ nghĩa.
Kiên kể, lúc đầu rất bất ngờ với những yêu cầu này, nhưng rồi cũng phải liên hệ và giới thiệu tới các trung tâm dịch vụ khác để kiếm thêm người phục vụ nhu cầu của “thượng đế”.
Tuy nhiên, nghề này cũng không phải toàn màu hồng. Nhiều bạn trẻ cùng đánh giá “bán duyên” không ổn định, chỉ có thời gian đều vào mùa cưới. Công việc hay bất ngờ, không cố định thời gian. Công việc đòi hỏi phải đến đúng giờ mà địa chỉ lại không dễ tìm.
“Gặp gia đình chu đáo thì rất nhàn, nhưng cũng không ít người giao thêm việc vặt, thái độ rất hách dịch. Lại nhiều người nói làm nghề “bán duyên” cũng hơi tủi”.
Thái Hà kể: “Theo như lịch phân công, mình đến một gia đình ở Long Biên (ngay đường Nguyễn Văn Cừ), nhưng xuống nhầm địa chỉ số nhà. Nếu đúng ra phải đi bộ khoảng 1km nữa, nhưng nhìn đồng hồ đã muộn, đành áo dài guốc cao đã trèo qua dải phân cách để sang đường. Vừa ngại vừa lo ngã nên chân run bần bật. Cũng may là hôm đó không sao cả”.
“Nhiều lúc cứ thấy thế nào. Vì đám cưới là chuyện của gia đình người ta, mình tham gia vào cứ ngài ngại…”, Thài Hà nói. “Khi có khách hàng người chủ nhóm sẽ liên hệ, cho địa chỉ rõ ràng, không cần biết nhiều gia đình đó thế nào, không cần biết tên, chỉ cần làm tốt công việc của mình là đủ, như một cái máy thôi”.>>>> sua may giat quan 5 .
Phạm Thị Khuyên